Văn hóa đại chúng Hình tượng con chó trong văn hóa

Trong giai thoại về Xiển Bột có 2 câu chuyện về chó, trong đó ngụ ý quan như con chó và hội đồng làng thì "Lau nhau như chó đau tranh cứt sốt". Trong iểu thuyết Giết con chim nhại và điển hình như cảnh Atticus phải giết chết con chó dại, con chó đại diện cho thành kiến còn tồn tại ở Maycomb, và Atticus, người đã đợi trên một con đường vắng để bắn con chó, phải đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc ở nơi đó mà không có giúp đỡ nào từ những cư dân da trắng. Tác giả thậm chí đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ từ sự cố con chó dại để miêu tả một vài cảnh trong căn phòng xử án, con chó dại ở Maycomb thật ra chính là nạn phân biệt chủng tộc đã phủ nhận quyền con người của Tom Robinson.

Trong văn học, tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung có chiêu võ công liên quan đến chó là Đả cẩu bổng pháp tức là những chiêu côn pháp dùng để đánh chó. Đây là một trong những tuyệt chiêu trấn phái của Cái Bang (dùng côn). Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau. Bộ bổng pháp này dùng nhu thắng cương.

Trong lĩnh vực điện ảnh, con vật này cũng có những vai diễn trong các phim của Hollywood hoặc hãng Walt Disney sản xuất như: Trở về nước, Chuyến du lịch kỳ lạ, chó Benji trong Benji, chú chó săn, Cleo trong bộ phim truyền hình nhiều tập Sự lựa chọn của con người, chó Asta trong phim Người đàn ông mảnh khảnh, những con chó phim hoạt hình của Walt Disney như Goofy lần tiên xuất hiện trong phim Mickey's Revue (1932), Pluto lần đầu tiên trong phim The Chain Gang (1930), những con chó đốm trong phim 101 con chó đốm,.. đã để lại ấn tượng về những cá tính của các diễn viên do sự sáng tạo tinh tế của các họa sĩ ngoài ra còn bộ phim Cáo và chó săn. Một số bộ phim như: